Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng có những gì?

Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng có những mục nào, quy định như thế nào? Khi mua hàng hóa đặc biệt là vật liệu với số lượng lớn cần phải có hợp đồng rõ ràng. Vậy lập bản hợp đồng mua bán giữa hai bên cần lưu ý những gì? VLXD Hiệp Hà sẽ giải đáp rõ qua vài thông tin sau.

1. Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là gì?

Hợp đồng được sử dụng trong trao đổi giao dịch, mua bán vật liệu xây dựng giữa 2 bên với nhau. Bản hợp đồng được lập ra để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của 2 bên khi thực hiện mua và bán vật liệu xây dựng. Khi nó nảy sinh tranh chấp hay sự cố thì đã có bản hợp đồng để đối chiếu.

hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

Sử dụng hợp đồng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vị đôi bên khi mua bán vật liệu xây dựng

Trong hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng sẽ có những bản hợp đồng nhỏ, ví dụ hợp đồng mua bán cụ thể vật liệu nào đó: sắt thép, xi măng, đá, cát, sạn… Theo số liệu ghi rõ trong bản hợp đồng thì bên bán cần cung cấp đủ số lượng vật liệu, bên mua cần chi trả đúng số tiền của vật liệu mình mua.

Xem thêm:  THÔNG BÁO GIÁ SẮT THÉP XÂY DỰNG 2018 | CHẤT LƯỢNG , UY TÍN

2. Trong hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng có những mục nào?

Tham khảo mẫu hợp đồng mua bán các loại vật liệu xây dựng sẽ có những mục cơ bản như sau.

a. Phần mở đầu

Phần mở đầu của bản hợp đồng mua bán vật liệu gồm có:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ.

  • Tên bản hợp đồng.

  • Căn cứ vào Luật Thương mại để lập hợp đồng mua bán vật liệu.

  • Căn cứ vào điều kiện, khả năng của hai bên để lập hợp đồng mua bán vật liệu.

  • Ngày tháng năm lập hợp đồng.

b. Phần nội dung

Phần nội dung của bản hợp đồng sẽ gồm các mục như:

hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

Tham khảo về các mục chính có trong hợp đồng mua bán VLXD

  • Giới thiệu thông tin của bên mua và bên bán: tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, điện thoại, số fax, số tài khoản ngân hàng, đại diện bên bán/bên mua, chức vụ bên bán/bên mua.

  • Các điều khoản của bản hợp đồng được soạn thảo bởi 2 bên. 

  • Hiệu lực của bản hợp đồng được tính từ khi nào đến khi nào

  • Số lượng hàng hóa cụ thể, ghi rõ từng loại vật liệu. 

  • Quy định về giao nhận hàng hóa.

  • Giá cả của hàng hóa và phương thức thanh toán cụ thể.

  • Trách nhiệm của bên mua và bên bán trong quá trình mua bán.

  • Quy định về bảo hành hàng hóa mà bên bán phải thực hiện. 

  • Xử lý khi dừng giao hàng và dừng hợp đồng sớm trước thời hạn.

  • Cam kết chung của 2 bên nhằm đảm bảo quyền lợi đôi bên. 

Xem thêm: Cách bảo quản sắt thép xây dựng

c. Phần kết

Phần này chính là hai bên ký kết hoặc đóng dấu chứng tỏ đồng ý với nội dung trên hợp đồng. Qua đó thể hiện hai bên sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo nội dung hợp đồng. 

Xem thêm:  Đổ móng nhà gặp trời mưa tốt hay xấu? Giải đáp chi tiết

Mọi người có thể tham khảo thêm các ví dụ về mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng để biết thêm.

3. Lưu ý khi lập hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

Thực ra bản hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng không ép buộc theo một khuôn khổ nhất định. Hai bên có thể trao đổi, thảo luận đưa ra kết quả thống nhất đảm bảo quyền lợi đôi bên. Mọi người cần lưu ý những điều sau khi lập hợp đồng mua bán.

a. Chất lượng của sản phẩm

Trong hợp đồng mua bán về vật liệu xây dựng nên có một mục riêng ghi rõ thông tin chất lượng sản phẩm để tiện đối chiếu. Theo đó mục này nên có các phần như tên sản phẩm, cấu tạo, thành phần, số hiệu, định lượng… của từng vật liệu như sắt, thép, cát, đá, gạch… 

hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

Tham khảo địa chỉ cung cấp vật liệu xây dựng có chất lượng tốt nhất

Nhờ vậy có thể tránh được những tranh chấp không mong muốn về sau. Và người mua cũng có thể đối chiếu xem hàng hóa có đạt chất lượng như quy định trong xây dựng. 

b. Quyền hủy bỏ hợp đồng khi vi phạm giao hàng

Một trong những quyền lợi của bên mua khi lập hợp đồng là được phép hủy hợp đồng hoặc đòi bồi thường khi bên bán vi phạm. Hủy hợp đồng khi vi phạm giao hàng được áp dụng với các trường hợp như:

  • Giao hàng lắt nhắt nhiều lần, không giao đủ trong 1 lần.

  • Giao thừa số lượng hàng hóa quy định trong hợp đồng.

  • Giao hàng hóa không đồng bộ, không đúng với hợp đồng.

Xem thêm:  Hướng dẫn cách bảo dưỡng bê tông đạt chất lượng cao

Với trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại và bên bán giao sai loại thì bên mua có quyền đòi bồi thường. 

c. Chi phí vận chuyển hàng hóa cùng các chi phí khác

Để tránh phát sinh tranh chấp về phí hai bên nên quy định và thống nhất với nhau bên nào sẽ chịu phí vận chuyển hàng hóa hoặc chia đôi mỗi bên chịu một nửa. Nếu hợp đồng không quy định rõ điều này thì 2 bên sẽ cùng chịu rủi ro về phí theo tiêu chuẩn ngành nghề hoặc theo công bố của các cơ quan nhà nước. 

Tương tự với các loại chi phí phát sinh khác, nếu trong hợp đồng không ghi rõ thì bên mua và bên bán sẽ cùng chịu trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra. Vậy nên mọi người cần lưu ý kỹ những mục này khi lập hợp đồng nhé.

Như vậy, bài viết đã giới thiệu về mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng có những mục chính nào. Bên cạnh đó là những lưu ý quan trọng khi tạo hợp đồng, mọi người hãy tham khảo thêm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *