Chia sẻ kinh nghiệm xây móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu

Cách tốt nhất để giải quyết các loại nền đất yếu hiệu quả đó là xử lý nền móng trước, như thế mới đảm bảo độ bền vững theo thời gian cho ngôi nhà của bạn. Hãy cùng VLXD Hiệp Hà tham khảo qua những kinh nghiệm thực tiễn khi xây móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu nhé!

Các loại nền đất yếu

Trong quá trình thi công, các kỹ sư và công nhân trong ngành sẽ dễ dàng nhận biết được đó có phải là nền đất yếu hay không. Một số loại nền đất yếu phổ biến mang những đặc điểm riêng như sau: 

  • Đất sét yếu: đây là loại đất sét hay còn gọi là á sét, ở trạng thái bão hòa nước kết cấu của chúng khá chặt với nhau. Cường độ của loại đất này được đánh giá không cao. 
  • Đất cát yếu: kết cấu của loại đất này không được bền chặt cho lắm bởi vì chúng còn gồm có các loại cát mịn khác. Đặc điểm của đất cát là dễ bị pha loãng và ép chặt, do đó có thể dẫn đến hiện tượng cát chảy khi phải chịu tải trọng.  
  • Bùn: vì bản chất là bùn nên sẽ có độ ẩm vượt qua giới hạn chảy, bên cạnh đó hệ số rỗng của chúng cũng khá lớn. Độ bền của bùn không được đánh giá tốt nên để thực hiện thi công trên nền đất này bắt buộc phải xử lý trước. 
  • Than bùn và đất than bùn: có nguồn gốc từ hữu cơ, đây là kết quả tạo ra từ sự phân hủy của nhiều loại động thực vật, nhưng trong đó chiếm đa phần là thực vật. Thành phần của loạt đất này chủ yếu là cát và sét, do đó chúng cũng sở hữu một số tính chất đặc trưng như thế.
  • Đất bazan: độ rỗng lớn, và độ thấm nước cao, thường bị hạn chế trong xây dựng vì có nguy cơ bị lún cao. 
  • Đất đắp: do tác động của con người tạo nên, thành phần của loại đất này không thuần và có khả năng phân bố đứt đoạn.
Xem thêm:  Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng có những gì?
mong nha cap 4 tren nen dat yeu 1
Hình 1: Nền đất yếu rất dễ gây sụt lún, ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ công trình nhà ở

Kinh nghiệm xây móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu

Xử lý móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thay đổi độ sâu chôn móng

Trong nhiều phương án xử lý nền đất yếu thì thay đổi chiều sâu chôn móng được ưu tiên áp dụng nhiều nhất. Khi đó chúng ta sẽ thực hiện thay đổi độ sau tính từ mặt đất cho đến hố móng. Điều này sẽ giúp giải quyết các vấn đề thường thấy như bị lún hay tăng cường khả năng chịu tải của nền. 

Thế nhưng trước khi lựa chọn phương pháp tăng chiều sâu chôn móng, bạn cần phải cân nhắc cẩn thận trước các yếu tố kinh tế và kỹ thuật.

Xử lý móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thay đổi hình dạng và kích thước móng

Đối với xây dựng nhà cấp 4 trên vị trí nền đất yếu, việc thay đổi hình dạng và kích thước móng sẽ giúp cải thiện đáng kể áp lực tác dụng lên mặt nền. Điều này sẽ có tác dụng tích cực với điều kiện chịu tải và cả điều kiện biến dạng của nền. 

Không những thế, diện tích đáy móng sau khi được tăng lên sẽ hỗ trợ làm giảm áp lực tác dụng trực tiếp lên mặt nền, từ đó làm giảm nguy cơ bị lún của công trình. Thế nhưng phương pháp này không nên áp dụng cho những trường hợp loại đất đó có tính lún tăng dần theo chiều sâu. 

Xem thêm:  Phân loại các loại sắt cây | sắt thép xây dựng

Xử lý móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thay đổi loại và độ cứng của móng

Tùy theo điều kiện địa chất công trình đó ra sao mà chúng ta có thể thay đổi loạt móng cũng như độ cứng của móng sao cho thích hợp. Khi đó, móng đơn có thể được thay bằng nhiều loại móng khác chẳng hạn như móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hay móng hộp. 

Tuy nhiên, nếu như sau khi đã đổi sang móng băng mà độ biến dạng vẫn còn lớn, lúc này bạn hãy thử tăng thêm khả năng chịu lực cho móng. 

Trên thực tế nếu độ cứng của móng bản hoặc móng băng càng lớn sẽ khiến cho độ biến dạng, độ lún giảm đi. Do đó, người ta thường chuyển sang áp dụng biện pháp tăng chiều dày móng và cốt thép dọc chịu lực. Đồng thời tăng cả độ cứng kết cấu bên trên và sắp xếp thêm một số sườn tăng cường đối với loại móng bản có kích thước lớn. 

mong nha cap 4 tren nen dat yeu 2
Hình 2: Xử lý móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thay đổi loại móng

Xử lý móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cọc tre và cọc tràm

Phương pháp truyền thống này thường được dùng cho những công trình có mức tải trọng không đáng kể, do đó đây sẽ là lựa chọn phù hợp với những móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu.

Cứ 1m2 diện tích nhà sẽ cần dùng khoảng 25 cọc tre hay cọc tràm với độ dài từ 3m đến 6m. Tiết diện của cọc tre hoặc hoặc tràm phải đủ nhỏ để cắm được trên nền đất yếu. Ngoài ra, cọc tre nên được bố trí sâu trong mực nước ngầm nhằm tăng thêm tính hiệu quả của móng. 

Xem thêm:  Bí quyết phối gạch mặt tiền nhà cấp 4 và địa chỉ mua uy tín

Một số tiêu chuẩn khác mà móng tre, móng cọc cần đáp ứng: 

  • Nên ưu tiên những loại tre từ 2 năm tuổi trở lên, đảm bảo độ thẳng và đường kính ít nhất là 6m. Tránh sử dụng tre bị cong, vênh quá mức. 
  • Khoảng cách từ đầu trên của cọc tới mắt thư nhất khoảng chừng 50mm,  và vuông góc với trục của cọc. Còn khoảng cách từ đầu dưới tới mắt cọc là khoảng 200mm, được vát nhọn đầu. 

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích về các phương pháp khắc phục để xây móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu sao cho hiệu quả nhé!

Bình chọn post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *