Tổng lượng sản xuất và tiêu thụ thép giảm mạnh
Đầu năm 2017, tổng lượng sản xuất và tiêu thụ giảm mạnh. Điều này xảy ra do nhu cầu sử dụng thép xây dựng ít, lượng thép sản xuất ra không nhiều, trước tết, hàng tồn kho còn rất nhiều.
Tháng 1/2017, tổng lượng sản xuất thép đạt 1,37 triệu tấn, giảm tơi 12,7% so với tháng trước. Trong khi đó, tổng lượng bán hàng các sản phẩm thép chỉ đạt 823 ngàn tấn, giảm 45,2% so với tháng trước. Trong đó đáng chú ý nhất, thương hiệu thép Hoà Phát được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng nhiều nhưng chỉ sản xuất được 158 ngàn tấn, số hàng bán ra 79 ngàn tấn chiếm 35,7% so với tháng trước.
Với các mặt hàng tôn mạ, cũng chung tình trạng như sắt thép, lượng tiêu thụ đều thấp hơn rất nhiều so với tháng 12/2016. Trong đó tôn Đông Á đạt 49%, tôn Nam Kim đạt 51%, Phương Nam đạt 63% và BlueScope đạt 80%. Tuy nhiên có tập đoàn tôn Hoa Sen đạt 100% do lượng sản xuất ra khá lớn 143 ngàn tấn, bán ra hơn 91 ngàn tấn.
Lượng thép tiêu thụ giảm mạnh, tuy nhiên nhập khẩu thép lại tăng cao, lượng hàng sắt thép Việt Nam khả năng sản xuất chưa đạt mức tối đa. Trong đó, Trung Quốc được xem là thị trường xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất chiếm gần 60% tỷ trọng, đạt 10, 8 triệu tấn thép các loại. Bên cạnh đó, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không kém khi chiếm theo thứ tự là 12,5 và 14,8%.
Nắm bắt được thực trạng sắt thép trên thị trường Việt Nam, ông Nguyên Văn Sưa dự báo sản lượng tiêu thụ thép vào tháng 2, tháng 3 sẽ tăng mạnh hơn so với tháng 1. Tuy nhiên mức độ tăng có thể không cao, đây là điều kiện cho các nhà thương mại giảm hàng tồn kho trước đó.
Mặt khác, Bộ công thương đánh giá rằng, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước có khả năng đáp ứng hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Các loại sắt thép luôn có sự cạnh tranh về giá cả do đó thuận lợi hơn cho người tiêu dùng. Cần thúc đẩy khả năng sản xuất sắt thép của các doanh nghiệp trong nước, Trên có sở đó các doanh nghiệp cần học hỏi kinh nghiệm, tạo ra được nguồn thép chất lượng, nhận được lòng tin từ phía khách hàng