Bạn đã biết trong xây dựng có mấy loại móng nhà cơ bản chưa? Tìm hiểu về từng loại móng nhà và lựa chọn loại móng thích hợp để áp dụng rất cần thiết. Đơn giản vì đây chính là bộ phận quan trọng hàng đầu của mỗi ngôi nhà, công trình xây dựng. VLXD Hiệp Hà sẽ giới thiệu rõ qua bài viết sau đây nhé.
Trong xây dựng có mấy loại móng nhà cơ bản?
Trong xây dựng có một số loại móng nhà cơ bản mọi người thường áp dụng. Tùy vào yêu cầu về quy mô, các điều kiện khác để lựa chọn ra loại móng nhà phù hợp.
1. Móng đơn
Móng đơn là loại móng khá đơn giản, được xây dựng để chịu lực cho một cột trụ hay các cụm cột đứng sát nhau. Loại móng này thường được xây dưới chân cột nhà, chân cột điện, trụ cầu..
Móng đơn thường được xây dựng theo hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn đứng riêng lẻ. Loại móng này được xây dựng theo kiểu móng mềm, móng cứng hoặc kết hợp tùy hợp vào tính chất điều kiện đất đai.
Móng đơn sở hữu những ưu điểm thích hợp để làm móng dưới cột nhà hay trụ điện
Ưu điểm
- Móng đơn có những ưu điểm cơ bản như:
- Tiết kiệm tối đa chi phí trong tất cả các loại móng nhà.
- Phù hợp với một số loại công trình nhất định như kể trên.
Nhược điểm
Tuy vậy, móng đơn vẫn có một số điểm hạn chế đó là chỉ phù hợp với tình trạng đất nền cứng cáp, có thể chịu được lực tải vừa phải.
2. Móng cọc
Loại móng nhà cơ bản thứ hai chính là móng cọc. Được gọi với tên như vậy bởi vì loại móng này được xây dựng gồm có phần cọc và đài cọc. Loại móng này được ứng dụng vào các công trình quy mô lớn hơn với nền đất có phần yếu.
Móng cọc được đánh giá cao hơn so với móng đơn
Móng cọc được chia làm 2 loại nhỏ đó là móng cọc chống và móng cọc ma sát. Tùy vào tính chất của các loại móng để chọn áp dụng vào mỗi công trình khác nhau.
Ưu điểm
- Móng cọc được đánh giá cao hơn móng đơn nhờ sở hữu các ưu điểm như:
- Phù hợp với những công trình có quy mô lớn hơn.
- Được sử dụng với những công trình có nền đất khá yếu.
- Có khả năng chống lún cho công trình tốt trong phạm vi nhất định với nền đất yếu.
- Tùy vào loại móng cọc chống hay móng cọc ma sát giúp truyền tải trọng vào đất dễ dàng hơn.
- Góp phần gia tăng tuổi thọ công trình.
- Tiết kiệm chi phí nhờ giảm khối lượng đất đào móng, giảm khối lượng bê tông xây dựng.
Nhược điểm
Tương tự thì loại móng cọc vẫn có một số điểm hạn chế. Mọi người nên tham khảo trước khi lựa chọn áp dụng và khắc phục.
- Loại móng này có độ sâu cơ bản chỉ từ 10 – 60m.
- Loại móng này chịu được lực tải trọng thông thường từ 40 – 400 tấn/1 cọc.
Xem thêm: Cách tính vật liệu xây nhà cấp 4
3. Móng băng
Loại móng thứ 3 VLXD Hiệp Hà sẽ giới thiệu đến mọi người đó là móng băng. Loại móng này có dạng theo dải dài, có thể là các dải song song nhau hoặc cắt nhau theo hình chữ thập. Loại móng này được sử dụng để chịu lực các bức tường, các cột trụ trong nhà.
Móng băng cũng được lựa chọn nhiều trong xây dựng
Để thi công móng băng người ta thực hiện đào móng xung quanh các công trình, hoặc song song với các công trình. Loại móng này được áp dụng nhiều để xây nhà vì có độ lún đồng đều. Móng băng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc kết hợp giữa hai móng trên.
Ưu điểm
- Như đã nói ở trên thì móng băng có khả năng truyền tải từ trên xuống đồng đều.
- Móng băng giúp giảm áp lực tốt cho phần đáy móng.
- Tránh các hiện tượng móng nhà bị sụt lún không đều.
- Móng băng là sự lựa chọn phù hợp cho móng đơn.
- Với những loại công trình có đất nền xấu thì chọn móng băng là thích hợp.
Nhược điểm
- So với các loại móng khác thì móng băng có độ sâu ít hơn nên độ ổn định không quá cao.
- Sức chịu tải của nền móng không quá cao, đặc biệt với lớp đất đá ở trên cùng.
- Không phù hợp với loại đất nền mềm, yếu, gần mực nước thấp.
4. Móng bè
Với câu hỏi có mấy loại móng nhà thì bài viết sẽ giới thiệu thêm một loại móng nữa đó chính là móng bè. Loại móng này được xây dựng trải dài, rộng dưới toàn bộ công trình. Công dụng của móng bè là làm giảm bớt áp lực của công trình xuống nền đất.
Móng bè có những đặc tính nhất định phù hợp với từng kiểu loại công trình khác nhau
Ưu điểm
Mỗi loại móng nhà đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng với móng bè cũng vậy.
- Phù hợp với các loại hình công trình xây dựng có nền đất tốt, có nhiều lớp địa tầng.
- Móng bè có độ sâu không nhiều phù hợp với những loại hình công trình có quy mô vừa, chiều cao thấp.
- Tiết kiệm được nhiều chi phí khi xây dựng ít tốn kém vật liệu, thời gian hoàn thành nhanh.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì móng bè cũng có một số điểm hạn chế, mọi người nên lưu ý trước khi chọn áp dụng.
- Đặc điểm của móng bè rất dễ gây ra tình trạng sụt lún không đều.
- Móng bè không áp dụng được với tất cả các loại hình công trình khác nhau.
- Độ ổn định có thể không cao vì chiều sâu của móng bè còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh 4 loại móng cơ bản trên vẫn còn các loại móng khác như móng nông, móng sâu, móng tự nhiên. Mọi người hãy tìm hiểu kỹ đặc điểm từng loại móng để áp dụng với công trình phù hợp.