Cúng động thổ và ý nghĩa lễ động thổ khi xây nhà là gì? Đây là một trong những phong tục quen thuộc của người Việt mỗi khi xây nhà mới. Quy trình thực hiện cúng động thổ như nào, cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng VLXD Hiệp Hà tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.
Cúng động thổ và ý nghĩa lễ động thổ khi xây nhà
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lễ động thổ khi xây nhà hãy cùng tham khảo qua vài thông tin sau.
1. Cúng động thổ là gì?
Có thể hiểu lễ động thổ chính là lễ cúng thần linh, đặc biệt là thần thổ địa, ông bà tổ tiên của gia chủ khi xây nhà. Lễ cúng được thực hiện để gia chủ thông báo với các vị thần ở nơi xây nhà, với ông bà tổ tiên về việc xây nhà. Qua đó mong các vị thần linh và ông bà tổ tiên phù hộ giúp quá trình xây nhà diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.
Làm lễ cúng động thổ để thông báo với thần Thổ Địa và tổ tiên về việc xây nhà
Đó là lễ động thổ đối với từng cá nhân muốn xây nhà mới hay xây dựng công trình mới. Còn đối với lễ động thổ của những công trình lớn, của các doanh nghiệp còn có mục đích thu hút thêm nhà đầu tư, các đối tác làm ăn.
Như vậy, lễ động thổ là thủ tục cần thiết cần có mỗi khi thực hiện xây dựng công trình mới. Mọi người nên tìm hiểu kỹ hơn về lễ động thổ để chuẩn bị đầy đủ cho mỗi lần cúng nhé.
2. Nguồn gốc của lễ động thổ
Theo các nguồn thông tin khác nhau lễ động thổ có từ rất lâu trước đây, từ năm 113 TCN. Người khởi nguồn ra lễ cúng thần Đất chính là vua Hán Vũ Đế. Ông tập hợp quần thần để bàn về việc tổ chức lễ cúng tạ ơn thần Đất hay còn gọi là cúng Xã Tế.
Ngày xưa, cúng thần Đất được thực hiện vào những ngày sau mùng 3 Tết. Làm lễ động thổ phải có lễ cúng thổ thần đất đai để xin các vị thần động đến đất đai trong năm mới. Sau khi làm lễ xong, mọi người sẽ bắt đầu xới đất xới cát ngày đầu năm. Chỉ là thực hiện nghi thức của nông dân để cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt.
Để buổi lễ diễn ra thành công, mọi người sẽ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, đồ dùng cần có. Ví dụ như y phục, hương đăng, trầu rượu, kim ngân đồ mã. Ngày nay cúng động thổ cũng không có nhiều khác biệt. Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần có để buổi lễ diễn ra hiệu quả.
Xem thêm: Xây nhà cần chuẩn bị những gì
3. Ý nghĩa của lễ động thổ là gì
Thực hiện các nghi lễ thờ cúng là hành động coi trọng tâm linh, xem trọng tín ngưỡng của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Có câu nói “đất có thổ công, sông có hà bá” có nghĩa ở đâu cũng có vị thần cai quản ở đó. Muốn động đến đất đai thì cũng cần xin phép các vị thần cai quản đất để được phù trợ.
Cúng động thổ còn thể hiện sự tôn kính với các vị thần linh và tổ tiên của gia chủ
Đây là hành động thể hiện sự tôn kính, tôn trọng các vị thần linh cai quản đất đai. Khi cúng động thổ, gia chủ sẽ thông báo với các vị thần mục đích xây dựng nhà cửa của mình. Bên cạnh đó mong các vị thần giúp đỡ cho quá trình xây dựng diễn ra thuận buồm xuôi gió.
Cúng động thổ cũng là hành động đầu tiên đánh dấu bước khởi đầu cho công cuộc xây nhà. Sau đó là thực hiện những bước tiếp theo cho kế hoạch xây dựng nhà ở diễn ra hiệu quả.
4. Những lưu ý khi cúng động thổ
Để lễ cúng động thổ diễn ra hiệu quả, mọi người cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết.
a. Chuẩn bị cho lễ động thổ
Cho dù là công trình lớn hay nhỏ thì lễ cúng động thổ là việc cần phải thực hiện. Mọi người cần chuẩn bị các thứ như sau cho buổi lễ:
Gà luộc: 01 con.
Bộ tam sên: 01 bộ gồm có 01 miếng thịt luộc + 01 con tôm luộc + 01 quả trứng vịt luộc.
Xôi, muối: mỗi thứ một dĩa nhỏ.
Gạo, nước: mỗi thứ một tô.
Mâm ngũ quả.
Rượu trắng, thuốc lá, chè khô.
Giấy tờ vàng mã phù hợp.
Những thứ khác cần có.
Để chuẩn bị đầy đủ hơn mọi người nên liên hệ với thầy cúng hoặc những ai có kinh nghiệm để được tư vấn.
b. Quy trình cúng động thổ
Sau khi chuẩn bị đủ các thứ cần thiết cho buổi lễ cúng động thổ, trình tự thực hiện cúng sẽ trải qua các bước như sau.
Tham khảo trình tự cúng động thổ đúng chuẩn để thực hiện theo
Sửa soạn đồ cúng lên bàn.
Chọn vị trí đặt mâm cúng phù hợp tại vị trí xây nhà.
Gia chủ chuẩn bị trang phục chỉnh tề, thắp hương và khấn vái, đọc bài văn khấn động thổ.
Đợi hương thắp gần tàn thì đem giấy tờ vàng mã để đốt.
Sau đó rải muối và rải gạo ra xung quanh.
Tự tay thực hiện vài động tác cuốc đất tại vị trí sẽ đào móng.
Hoàn thành buổi lễ thợ có thể bắt đầu đào móng và xây nhà theo quy trình.
Như vậy các bước cơ bản của một buổi lễ động thổ diễn ra như vậy. Bài viết đã giới thiệu về lễ cúng động thổ và ý nghĩa của lễ động thổ như nào. Mọi người hãy tham khảo để chuẩn bị tốt cho buổi lễ nhé.
Tham khảo thêm: Dịch vụ vận chuyển đất giá rẻ