Giải đáp thắc mắc: Khoan cọc nhồi là gì?

Hiện nay khoan cọc nhồi đang được sử dụng khá phổ biến trong các công trình xây dựng lớn và nhỏ. Vậy khoan cọc nhồi là gì? Vì sao nó được sử dụng nhiều như vậy? Hãy cùng VLXD Hiệp Hà tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!

Khoan cọc nhồi là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản khoan cọc nhồi là biện pháp sử dụng các thiết bị máy móc chuyên dụng để lấy đất ở vị trí muốn khoan lên. Tiếp đó bơm vào lỗ một dung dịch tạo màng để giữ vách lỗ vừa tạo.

Dung dịch tạo lỗ là hỗn hợp giữa bột khoáng sét và nước. Dung dịch có công dụng ngăn chặn nguồn nước ngầm chảy ra lỗ cọc vừa khoan và đảm bảo sự ổn định của hố khoan.

khoan coc nhoi la gi 1
Khoan cọc nhồi để lấy hết đất ở vị trí đất ở vị trí muốn đặt móng

Bước tiếp là công đoạn bơm bê tông vào hố. Khi bê tông đạt tới cường độ nhất định thì nên phá bỏ đỉnh cọc. Thông thường phần bê tông này có hòa lẫn dung dịch giữ thành hố khoan nên sẽ bị đẩy lên trong quá trình đóng rắn.

Cho đến hiện nay khoan cọc nhồi đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Khoan cọc nhồi thường sử dụng cho các công trình nhà cao tầng, có quy mô lớn yêu cầu khối lượng và nền móng tải lớn.

Đọc thêm: Phụ gia bê tông là gì? Các loại phụ gia phổ biến

Xem thêm:  Định nghĩa vật liệu polime là gì và công dụng

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của khoan cọc nhồi

Sau khi làm rõ khái niệm khoan cọc nhồi là gì, chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu xem phương pháp này có những ưu và nhược điểm gì nhé.

Ưu điểm

  • Có thể chịu tải trọng tốt hơn 2 lần so với các phương án thi công cọc khác.
  • Cọc khoan có thể đặt vào nền đất và đá cứng mà cọc đóng không tới được.
  • Tạo ra được những loại cọc có độ sâu và đường kính lớn.
  • Có thể thi công tốt trên nhiều nền đất, địa hình có thay đổi địa tầng phức tạp.
  • Sức chịu tải ngang của cọc khoan nhồi lớn giúp làm tăng khả năng chịu móng và lực của công trình.
  • Chấn dung tạo ra trong quá trình thi công nhỏ, không xảy ra hiện tượng trồi đất xung quanh nên không gây ảnh hưởng tới công trình liền kề.
  • Bê tông được đổ liền khối chứ không cần hàn nối nên có độ bền tốt hơn.
  • Có thể thi công ở các khu vực công trình sát nhau, dân cư đông đúc, nhà nằm trong ngõ…
  • Tận dụng tốt công dụng của nguyên vật liệu nên giảm thiểu được số cọc trong móng. Chi phí xây dựng giảm tới 30%.
  • Rút bớt công đoạn vận chuyển, đúc cọc sẵn và xây dựng ván khuôn, kho bãi.
  • Hạn chế tốt tiếng ồn và những tác động tới môi trường xung quanh.
  • Sử dụng máy móc hiện đại nên sẽ cho độ chính xác cao theo phương thẳng đứng và so với các công nghệ ép cọc khác.

Nhược điểm

  • Quá trình khoan và thi công cọc nhồi sẽ phụ thuộc vào thời tiết, đặc biệt là mùa mưa bão. Nguyên nhân do công trường thi công hoàn toàn là khu vực ngoài trời.
  • Nếu quá trình thiết kế, khảo sát và thi công không đảm bảo sẽ dẫn tới một số hiện tượng như: bê tông bị rửa trôi, thay đổi tiết diện cọc khoan, hẹp cục bộ thân cọc, co thắt…
  • Công trường thi công dễ bị nước mưa làm lầy lội khiến phát sinh nhiều chi phí và tiêu tốn vào những lúc thí nghiệm cọc.
Xem thêm:  San lấp mặt bằng có phải xin phép không?
khoan coc nhoi la gi 2
Khả năng chịu tải trọng của khoan cọc nhồi cao gấp 2 lần so với các phương án thi công khác

Quy trình thi công cọc khoan nhồi

Biết được khoan cọc nhồi là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy trình thi công cọc khoan nhồi diễn ra như thế nào. Dưới đây là các bước cơ bản, bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị và định vị cọc khoan

Công tác chuẩn bị gồm:

  • Tìm hiểu điều kiện địa tầng, địa chất và thủy văn của nền đất cần xây dựng.
  • Khảo sát mạch nước ngầm, thí nghiệm đặc trưng cơ lý của các lớp đất.

Lên phương án cho việc:

  • Cung cấp nguyên vật liệu thi công cho từng giai đoạn.
  • Loại bỏ các chướng ngại vật dưới lòng đất nếu có.
  • Nhân công đảm bảo, trang thiết bị hoạt động tốt.
  • San lấp mặt bằng, làm đường phục vụ quá trình thi công.
  • Vận chuyển chất thải khỏi công trường tránh gây ô nhiễm.

Công tác định vị gồm:

  • Giác móng: dùng máy kinh vĩ để định vị các trục chi tiết, cố định cột mốc và đưa các trục ra ngoài thực địa.
  • Xác định tim cọc: đây là cách đóng cọc tiêu bằng thép d=14 với chiều dài là 1,5m vuông góc với nhau.

Bước 2: Khoan tạo lỗ

Nhờ xác định đúng vị trí trong bước 1 sẽ giúp việc khoan lỗ diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Trong lúc khoan bạn có thể nâng lên và hạ xuống 1 – 2 lần để làm giảm bớt sự ma sát thành và lấy đất vào gầu.

Xem thêm: Định mức bê tông là gì? Tỉ lệ vật liệu cho 1m3 bê tông

Xem thêm:  Cách bảo quản sắt thép xây dựng như thế nào hiệu quả?

Bước 3: Làm sạch hố khoan

Nếu trong hố khoan chứa nhiều đất đá hay vật liệu khác, bạn cần làm sạch trước khi đổ bê tông. Nếu có quá nhiều nước trong hố khoan, bạn có thể dùng máy bơm để hút hết nước trong đó.

Bước 4: Lắp dựng cốt thép

Dựa vào bản vẽ thiết kế để lắp dựng cốt thép theo đúng với yêu cầu. Dùng mối hàn hoặc dây buộc để liên kết các cấu kiện. Nếu chiều dài của cọc lớn thì cần phải dùng bulong nối để lồng thép không bị tụt khi lắp.

khoan coc nhoi la gi 3
Quá trình thi công khoan cọc nhồi

Bước 5: Đổ bê tông vào cọc khoan nhồi

Mác bê tông thường dùng là mác bê tông 250 và không được lẫn tạp chất. Khi bê tông dâng tới miệng hố khoan, bạn cần kiểm tra và loại bỏ đi những lớp bê tông bị nhiễm bùn.

Thời gian đổ bê tông cho một cọc khoan nhồi không được vượt quá 4 tiếng. Khối lượng bê tông thực tế so với tính toán không vượt quá 20%.

Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu

Cuối cùng là kiểm tra và nghiệm thu nhằm phát hiện ra những sai sót có thể xảy ra trước khi tiến hành thi công hạng mục khác. Bước này rất quan trọng để ngăn ngừa sự cố gây thiệt hại xảy ra sau này.

Như vậy, những thông tin mà VLXD Hiệp Hà chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ khoan cọc nhồi là gì? Ưu nhược điểm sử dụng? Từ đó giúp quá trình thi công, đóng cọc của bạn diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH MTV VLXD HIỆP HÀ

– Địa chỉ: 52 Đông Du, P. Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

– Hotline: 0909 67 2222

– Email:ctyhiepha@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *