Nhựa đường là gì? Phân loại, đặc tính và ứng dụng #Chi tiết

Nhựa đường là một trong những hóa chất ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp lọc hóa dầu, nhờ sở hữu nhiều đặc tính lý tưởng, góp phần đem lại sự bền chắc cho các công trình thi công đường bộ, sân bay, hay  sản xuất bê tông… Trong bài viết sau, hãy cùng VLXD Hiệp Hà tìm hiểu rõ hơn về công dụng và lợi ích của nhựa đường là gì nhé.

Tìm hiểu về nhựa đường là gì?

Nhựa đường có mấy loại, được khai thác như thế nào và sở hữu đặc tính gì? Dưới đây là câu trả lời chi tiết cho bạn:

Nhựa đường là gì?

Nhựa đường là một dạng hóa chất có thể ở dạng lỏng hoặc bán rắn. Nó thường có mặt ở các loại dầu thô và trầm tích tự nhiên, trong đó thành phần chính sẽ là bitum – một loại chất lỏng màu đen có độ nhớt cao.

nhua duong la gi 1
Hình 1: Hình dạng cơ bản của nhựa đường

Phân loại nhựa đường

Nhựa đường là gì? Nhựa đường được chia thành 2 loại đó là:

  • Nhựa đường đặc – Loại này có nguồn gốc từ dầu hỏa hoặc từ than đá. Chúng thường được ứng dụng trong sản xuất bê tông làm đường, giúp quá trình thi công đường bộ, hạ tầng giao thông trở nên thuận lợi và vững chắc.
  • Nhựa đường lỏng – Loại này được tạo ra bằng sự kết hợp giữa dầu hỏa và nhựa đường đặc. Lưu ý quá trình điều chế nhựa đường lỏng cần đảm bảo theo tỷ lệ thích hợp. Nó sẽ được sử dụng nhiều trong giai đoạn tưới mặt đường hoặc khi cần tăng độ dính giữa hai lớp bê tông nhựa. Ở nhựa đường lỏng có thể được chia thành 3 dạng là:
    • Nhựa đường lỏng đông đặc nhanh
    • Nhựa đường lỏng đông đặc vừa
    • Nhựa đường lỏng đông đặc chậm
Xem thêm:  Ứng dụng của đá vôi CaCO3 trong xây dựng mà bạn nên biết
nhua duong la gi 2
Hình 2: Nhựa đường lỏng

Đặc tính của nhựa đường

  • Khả năng liên kết cao nhờ vậy mà không khí xung quanh không thể nào lọt vào, giúp tăng kết cấu và độ bền sử dụng.
  • Độ bền cao.
  • Nhựa đường có tính linh hoạt, mềm dẻo, do đó bạn có thể kết hợp nó với nhiều loại phụ gia cần thiết, đem lại sự thi công thuận tiện.
  • Khả năng chống thấm cao.
  • Khả năng chịu lực lớn.
  • Chống hao mòn.
  • Chống trượt, độ ma sát cao.

Ứng dụng của nhựa đường là gì?

Nhựa đường thường sẽ được sử dụng trong rất nhiều trường hợp, cụ thể là:

Đối với xây dựng

  • Sàn
    • Chống thấm và chống ẩm.
    • Sơn phủ bảo vệ.
    • Phủ mặt trên của các bậc thang.
  • Lợp
    • Các loại giấy xây dựng.
    • Gắn các tấm lợp, chất phủ chống thấm lên bề mặt trước khi sơn.
    • Hỗn hợp trám các kẽ hở.
    • Hợp chất xi măng chống thấm.
    • Lưới lợp.
    • Các hợp chất vải thủy tinh, nỉ, sợi, giấy cách nhiệt, cách điện.
    • Hợp chất trám kẽ hở, tấm lợp mỏng
    • Chất phủ mái nhà dạng lỏng
    • Xi măng dẻo
    • Ván lợp
  • Tường, trần, gỗ bao phủ
    • Các loại tấm phủ, nhà cách âm
    • Trang trí kiến trúc
    • Gạch, bao phủ gạch
    • Giấy, các hợp chất phủ bảo vệ chống ẩm
    • Giấy, nỉ, sợi, tấm cách nhiệt, cách điện
    • Hợp chất trám khe hở
    • Phủ khối xây, làm ván ép, làm tường, vách ngăn phòng
    • Matit
    • Hợp chất phủ, cách âm
    • Vữa stucco, ván lát tường
  • Đường sắt
    • Xử lý đá rải lòng đường sắt
    • Đá rải lòng đường, rải lối sang ngang, sang ga
    • Ổn định tà vẹt đường sắt
  • Rải bề mặt, lát nền cho các công trình
    • Sàn nhảy, sân chơi, sân trường
    • Sân thể thao, sân tập
    • Đường đua
    • Đường chạy
    • Bể bơi lội
    • Sân tennis, sân bóng tay
    • Sân trượt băng
    • Mặt đường chạy, bãi tập nhân tạo
Xem thêm:  Tuyển tài xế xe cẩu lương cao, chế độ đãi ngộ tốt [+10 tài xế]

Đối với nông nghiệp

  • Chống thấm và bảo vệ công trình kiến trúc.
  • Chất khử trùng, sơn phủ các hàng rào
  • Làm chất phủ bảo vệ.
  • Làm giấy lợp.
  • Làm lớp phủ sân kho, chuồng gia súc.
  • Bảo vệ bồn nước, chậu, vại…
  • Bảo vệ các kết cấu bê tông
  • Quét lên cây
  • Các lớp giữ ẩm, giữ nước
  • Ngăn chặn hiện tượng rửa trôi đất.
  • Các khu cải biến khí hậu
nhua duong la gi 3
Hình 3: Nhựa đường ứng dụng trong thi công trải đường

Đối với thủy lợi

  • Vật liệu chống thấm.
  • Bảo vệ đê, bờ bao, kè đá.
  • Phủ hào, mương mán
  • Các công trình, máng thoát nước
  • Bảo vệ nền đất mới đắp
  • Đê biển, đê chắn sóng, cầu tàu. 
  • Làm đệm cho đê và bảo vệ bờ
  • Màng phủ, chống thấm nước. 
  • Sơn phủ bể chứa nước.
  • Trác tường, làm ổn định đụn cát
  • Làm ao, oxy hóa, hồ chứa nước thải
  • Các bể bơi, ao nước thải, giữ nước.

Xem thêm:

Đối với công nghiệp

  • Công nghiệp sản xuất ô tô
    • Hợp chất cách âm, nỉ, đệm, phanh
    • Mặt hộp số
    • Làm giảm tiếng ồn ở sàn xe các yếu tố ma sát
    • Tấm cách điện, cách nhiệt, bảng điện,
    • Sơn gầm ô tô
  • Công nghiệp sản xuất vật liệu điện
    • Sợi carbon, vòng, vỏ ắc quy,…
    • Cách điện, dây phủ cách điện.
    • Ống đúc cách điện
  • Sơn, vecni
    • Vecni, matit, men chống axit
    • Hợp chất phủ chống thấm cho thuyền.
    • Sơn mài Nhật, sơn mài, men hàng hải
Xem thêm:  Xây nhà lấn sang đất người khác bị phạt như thế nào? [Tìm hiểu ngay]

Như vậy với những chia sẻ về đặc tính, khái niệm và công dụng nhựa đường là gì ở bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích giúp xử lý tốt từng vấn đề xảy ra đối với công trình, xây dựng, công nghiệp hay thủy lợi rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *