Chia sẻ cách làm móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu

Việc xây nhà 2 tầng trên nền đất yếu đòi hỏi phải tuân theo kỹ thuật thiết kế và xây dựng, để tránh gây ra những tổn thất khó lường trong quá trình sử dụng. Trong bài viết dưới đây, VLXD Hiệp Hà sẽ chia sẻ đến bạn bí quyết làm móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu sao cho đảm bảo chất lượng. Đừng bỏ lỡ nhé.

Thế nào là nền đất yếu?

Nền đất yếu là nền có kết cấu thiếu sự vững chãi, kiên cố, điển hình là đất vườn, ao hồ, đất ruộng hoặc đất ven sông. Vì móng nhà là bộ phận cực quan trọng đối với một ngôi nhà, do đó nó cần được xây dựng trên vị trí đất có độ bền vững nhất định. Đồng thời bạn nên cân nhắc chọn lựa loại móng nhà làm bằng vật liệu thích hợp.

Về mặt định lượng, nền đất yếu thường có các chỉ tiêu vật lý rõ ràng như sau:

  • Dung trọng: <= 1,7 T/m3
  • Hệ số rỗng: >= 1
  • Độ ẩm lớn: >= 40%
  • Độ bão hòa: >= 0,8
  • Sức chịu tải bé: 0,5-1kg/cm2
  • Modun biến dạng: <= 50kg/cm2
  • Hệ số nén lớn: >= 0.01 cm2/kg
  • Góc ma sát trong: <= 10 độ
  • Lực dính đối với đất dính: <= 0,1kg/cm2
Xem thêm:  Bột đá là gì, vị trí quan trọng trong ngành xây dựng?
mong nha 2 tang tren nen dat yeu 1
Nền đất yếu ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình thi công móng nhà 2 tầng

Xem thêm: Phụ gia bê tông là gì? Các loại phụ gia phổ biến

Các loại móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu thường sử dụng

Nhà 2 tầng được xếp vào dạng công trình có tải trọng trung bình. Nếu muốn thi công móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu, bạn nên ưu tiên sử dụng một trong số các loại móng sau:

Móng bè

Móng bè có khả năng chịu áp lực lớn từ công trình. Vì thế nó thường được ứng dụng khi cần xây dựng nhà 2 tầng trên nền đất yếu nhằm đảm bảo tăng sức kháng nén, chịu lực cao. Tuy nhiên giá thành của móng bè khá cao so với các loại móng khác.

Móng cọc

Móng cọc được cấu tạo từ đài móng và cọc. Nó có công dụng truyền tải trọng lực từ công trình xuống nền đất ruộng, đất ao hồ… rất tốt. Thế nhưng khi thi công móng cọc sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút do cần gia cố bằng cách đóng cừ tràm.

Trong móng cọc lại được chia thành 2 loại là:

  • Móng cọc đài thấp

Đây là loại móng nằm dưới mặt đất. Điểm đặc trưng của móng cọc đài thấp đó là chỉ chịu được tải trọng nén chứa không chịu tải trọng uốn.

  • Móng cọc đài cao

Móng cọc đài cao nằm cao hơn so với mặt đất. Loại móng này chịu được cả tải trọng nén và tải trọng uốn.

Móng băng

mong nha 2 tang tren nen dat yeu 2
Móng bè, móng cọc, móng bằng là các loại móng nên thi công cho nhà 2 tầng trên nền đất yếu

Móng băng cũng thường được sử dụng để làm móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu. Bởi nó không chỉ cho tác dụng truyền tải trọng công trình xuống nền đất đều, sâu mà còn dễ thi công và giá thành vừa phải. Móng băng có 3 loại là móng cứng, móng mềm và móng kết hợp.

Xem thêm:  Thép hình hãng nào tốt và bền bỉ?

Xem thêm: Nguyên tắc kết cấu móng nhà 1 tầng bạn nên biết

Yêu cầu quan trọng đối với móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu

  • Sau quá trình thi công, xây dựng, móng nhà 2 tầng cần phải vững chắc, chịu lực lâu dài và tuổi thọ tăng theo thời gian. Bên cạnh đó các thành phần cấu tạo nên móng cũng cần có đủ khả năng trụ vững khi gặp nước ngầm, nước mặn…
  • Móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu sau khi thi công xong cần đảm bảo chỉ số lún đều nằm trong phạm vi từ 8 – 10cm. Có như vậy mới chắc chắn không khiến móng bị gãy trượt hoặc nứt.
  • Bạn cần lựa chọn loại móng thích hợp với tải trọng và nền địa chất khu vực.
  • Thông thường, giá làm móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu dao động từ 8 – 10% tổng chi phí công trình. Trường hợp có xây thêm tầng hầm thì chi phí chỉ tăng lên khoảng 10 – 15% giá thành. Vì thế bạn nên cân nhắc phương pháp và vật liệu làm móng phù hợp để tiết kiệm ngân sách ở mức tối ưu.

Trên đây là tổng hợp các thông tin bạn nên biết trước khi thi công móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *